Rà soát các doanh nghiệp dịch vụ bảo vệ


Đây là một trong những chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an tại hội nghị triển khai một số văn bản mới của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội vào hôm qua 26.10.


Theo thống kê của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C13), cả nước hiện có trên 600 doanh nghiệp (DN) kinh doanh về dịch vụ bảo vệ (DVBV) với hàng chục nghìn nhân viên. Các địa phương có số lượng DN DVBV nhiều nhất gồm TP.HCM: 165, Hà Nội: 149, Đồng Nai: 51, Hải Phòng: 45... DVBV được xem là cánh tay nối dài của công an trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Nhưng bên cạnh đó đã xuất hiện nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Cũng theo C13, trong thời gian qua đã có 121 trường hợp vi phạm các quy định hình sự và hành chính, trong đó có 26 vụ liên quan đến các hành vi bắt cóc trẻ em, tống tiền, lợi dụng bảo vệ để trộm cắp tài sản, đánh nhau gây thương tích... Một số DNBV đã vì lợi ích kinh tế đơn thuần, không coi trọng khâu tuyển chọn nhân viên nên đã chọn cả những đối tượng có nhân thân, lý lịch xấu và cho trông coi các tài sản quý là điều kiện phát sinh tội phạm. Tuyển chọn nhân viên nhưng không đào tạo hoặc đào tạo chỉ mang tính hình thức nên các nhân viên chưa đủ trình độ nhận thức để thực hiện các nhiệm vụ được giao, một số DN không chấp hành pháp luật, sử dụng công cụ hỗ trợ không báo cáo cơ quan chức năng.



Lực lượng cơ động đặc nhiệm của KTC Việt Nam


Do đó, C13 cho rằng trong thời gian tới, cụ thể là từ nay cho đến cuối năm sẽ yêu cầu các địa phương rà soát, kiểm tra nhằm chấn chỉnh, thực hiện nghiêm túc việc quản lý các DN DVBV.

0 nhận xét: (+add yours?)

Đăng nhận xét