Môn phái NHẤT NAM với tiêu chí " rèn đức " : " tu thân "; " dạy người " ; " cảm hoá "... Do đó có một kỷ luật hết sức chặt chẽ , tạo được quan hệ trên kính dưới nhường ; tình thầy trò, tình bạn đồng môn mật thiết. Người học trò trau dồi được đức tính khiêm nhường , điềm tĩnh, có chí, có nghị lực hơn người.
Một số điểm cơ bản trong quy môn của phái Nhất nam như: - Thu tấn: Là tư thế đứng bình ổn, vững vàng, người vươn thẳng, hai tay quyền bắt khum hình núi tượng trưng có sự uy vũ mà vẫn có kỷ cương. H.9 là hình minh hoạ giới thiệu thế thu tấn. Đó là thế yêu cầu người học NHẤT NAM phải thể được trước thầy , từ đó mới chuyển tấn chào. - Nhập định đứng: là tư thế ngưng nghỉ định " thần " , dưỡng " khí " trước hoắc sau khi tập quyền, luyện nội. H.10 là hình minh hoạ với yêu cầu người thực hiện phải đứng thẳng , đầu hơi cúi, mắt nhắm hờ, mặt trước hai tay quyền áp chặt vào nhau để hờ vào hõm lưng, sao cho lòng bàn tay hướng ra phía ngoài. - Nhập định ngồi: là tư thế " tĩnh tọa " vận công luyện khí - một hình thức điều hoà hơi thở , thư giãn cơ bắp, hồi phục sự căng thẳng các cơ quan nội tạng và các chức năng vận động một cách hợp lý nhanh nhất do các võ sư, y sư trước kia tổng kết, tinh chế sáng tạo nên. H.11 là hình giới thiệu minh hoạ thế " nhập đinh ngồi " . Yêu cầu căn bản của tư thế này là diện tiếp chạm của chân với mặt bằng ( nơi ngồi ) phải lớn nhất, trục lưng thẳng, đầu hơi cúi ( cằm hơi đưa vào trong , hơi kéo lên phía trên, cần dùng ý không dụng lực, cơ thể thả lỏng ) , bụng thả lỏng, hậu môn hơi co lên, thế ngồi thoải mái, mắt nhắm " hờ " tinh thần phải thư thái, lưỡi cong lên đầu lưỡi đặt nhẹ lên nóc họng ( từ chân răng kéo vào khoảng hơn 1cm ). - Chào Thầy: Để chào Thầy đệ tử phái Nhất nam dùng nghi lễ trước buổi học chào đứng sau buổi học và trước khi đi một bài quyền trước Thầy thì chào quỳ, chứng tỏ hàm ơn mang nghĩa nặng của người trò đối với người Thầy. Đó là tinh thần đúng với truyền thống tôn sư trọng đạo của cha ông chúng ta: " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ". + Khi chào đứng người học trò đứng trung bình tấn dùng tay phải là tay quyền, tay trái là tay đao đưa từ 2 bên tới ngang mặt đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, đầu cúi xuống + Khi chào quỳ người học trò bước chân phải lên trước chân trái và quỳ xuống tay phải là là tay quyền, tay trái là tay đao đưa từ 2 bên tới ngang mặt đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, đầu cúi xuống Tay quyền tay đao là biểu hiện của âm dương, đó là sự hài hòa nhu thuận của trời đất , của nước và lửa theo quan niệm tinh thần cũng như triết học của người phương Đông . Chắp tay quyền và đao, người học trò nói với thầy lòng mong muốn theo học đạo trời đất, thuận theo lý tạo hoá và trí hướng của mình. Vì vậy, thế chào này vừa đủ lệ , vừa nghiêm minh vững vàng, mang cốt cách riêng của con nhà võ. Trong biểu diễn và thi đấu đệ tử phái Nhất nam cũng dùng thế chào này để chào Trọng tài, người cầm cân nảy mực, người đại diện cho sự công bằng chân lý . - Chào bạn đồng môn: Cũng gần giống như thế chào đứng nhưng tấn cao hơn, tay đưa từ ngoài vào tới ngang ngực và gật đầu tỏ ý tôn trọng kính nhường nhưng cũng rất bình đẳng đường hoàng của anh em đồng môn với nhau: Tôi lấy đạo để tiếp anh, quý anh chính là vậy. - Chào người khác môn phái: Khi chào người khác môn phái hoặc người không tập võ người đệ tử phái Nhất nam cần bộc lộ một thái độ bình đẳng, mối giao cảm chan hoà kính mến; nên thao tác gần giống như kiểu chào bạn đồng môn chỉ khác là 2 tay áp âm dương để trước ngực đưa sang phải rồi sang trái mỗi bên một lần
(Nhất nam võ phái)
|
0 nhận xét: (+add yours?)
Đăng nhận xét